Xử lý đúng cách khi bé bị ngã lúc đang chơi vận động

Trong quá trình vui chơi sẽ không thể tránh được việc bé bị ngã, bị thương. Trong những tình huống này, ba mẹ cần bình tĩnh xử lý để các vết thương không bị nhiễm trùng, bé cũng không bị hoảng sợ. Sau đây là các cách xử lý khi trẻ bị ngã bầm tím, xước da lúc đang chơi.

Đánh giá nhanh tình trạng của bé

Để biết mình cần phải làm gì, trước hết ba mẹ cần trang bị kỹ năng quan sát nhanh, phản ứng kịp trong từng trường hợp ngã. 3 yếu tố để đánh giá đó là:

  • Độ cao

- Nếu bé nhà bạn dưới 5 tuổi, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường, bị ngã từ độ cao từ 1.5m trở lên được đánh giá là nguy hiểm, dễ gặp các chấn thương nặng. 

- Nếu bé nhà bạn trên 5 tuổi, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường, bị ngã từ độ cao >2m sẽ bị chấn thương.

Nếu các bé ngã dưới ngưỡng trên khả năng bị chấn thương sau ngã vẫn cao, nhưng mức độ nghiêm trọng có thể giảm bớt 1 chút.

  • Bề mặt tiếp xúc

- Với những bé ngã xuống bề mặt mềm như đất thịt, giường đệm… các chấn thương sẽ phần nào giảm bớt nguy hiểm.

- Với những bề mặt cứng, độ gồ ghề cao như bê tông, mặt đất sỏi đá… các chấn thương sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều

  • Các yếu tố khác

Ba mẹ hay quan sát xem nơi bé ngã có xuất hiện các vật nguy hiểm như đinh, ốc, kim, mảnh kính…. hay không. Nêu không để ý kỹ, những đồ sắc nhọn này có thể găm vào da bé mà ba mẹ không hề hay biết, rất nguy hiểm cho trẻ.

Thông qua 3 yếu tố trên, có thể thấy rằng chọn địa điểm chơi cho bé rất quan trọng, có thể ngăn chặn  phần nào nguy cơ bé bị chấn thương nặng trong lúc vui đùa.

Xử lý đúng cách khi bé bị ngã lúc đang chơi vận động

Cách xử lý khi trẻ bị ngã bầm tím, xước da…

Điều đầu tiên khi ba mẹ thấy bé ngã đó là không được la lớn, sẽ khiến bé hoảng sợ và khóc to hơn. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đánh giá khẩn trương tình trạng của bé thông qua 3 yếu tố phía trên (độ cao, nơi tiếp xúc, ngoại cảnh)

Bước 2: Lập tức trấn an, xoa dịu bé, hướng sự tập trung của bé đi hướng khác để bé không còn chú ý quá nhiều vào vết thương

Bước 3: Tiến hành loại bỏ bụi bẩn xung quanh vết thương bằng bông sạch

  • Nếu bé bị ngã bầm tím, ba mẹ hãy chườm đá liên tục lên vết thương trong khoảng 10 - 15 phút để giảm đau

  • Nếu bé bị ngã xước da, hãy làm sạch bằng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn, băng lại bằng bông gạc hoặc dán urgo đối với những vết xước diện tích nhỏ.

Bước 4: Nếu bé có dấu hiệu lạ, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cần đưa bé đi viện gấp là:

- Không cầm được máu vết thương

- Trẻ bất tỉnh hoặc co giật

- Chỗ vết thương sưng tấy bất thường

- Bé bị sốt, buồn nôn, chán ăn

- Trẻ co giật, quấy khóc liên tục

- Miệng vết thương chuyển sang màu sắc bất thường

Trên đây là các cách xử lý khi bé bị ngã lúc đang chơi vận động. Ba mẹ hãy chú ý đến con để hạn chế những nguy hiểm trong quá trình vui chơi của bé nhé.

Xem thêm: 5 hoạt động giúp bé phát triển thể chất toàn diện

← Bài trước Bài sau →