Quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ hiện nay

Một trong những chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm trong thời gian gần đây đó chính là việc khi nào trẻ bắt buộc phải đổi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cùng gia đình. Để giải quyết nỗi băn khoăn này, hãy để Scoot and Ride giải đáp chi tiết quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Khi nào trẻ cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Theo điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì công dân từ 06 tuổi trở nên sẽ phải chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tất cả những vi phạm từ độ tuổi này sẽ đều bị Công an xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Thế nhưng, để bảo vệ an toàn của con một cách tốt nhất, ba mẹ nên cho con đội mũ bảo hiểm từ nhỏ. Không chỉ khi tham gia giao thông, mà ngay cả trong những trò chơi vận động như đạp xe, chơi scooter, trượt patin… thì rèn cho con thói quen đội mũ bảo hiểm sẽ giúp hình thành tính cách tốt trong tương lai.

Trẻ trên 06 tuổi không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;

i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, người điều khiển phương tiện chở trẻ em trên 06 tuổi mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Nguồn tham khảo

Thư Viện Pháp Luật

← Bài trước Bài sau →